Thiet ke van phong
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phong cách Tân cổ điển

Go down

Phong cách Tân cổ điển Empty Phong cách Tân cổ điển

Bài gửi by Admin Thu Oct 17, 2019 7:17 pm

Ý nghĩa của từ Neoclassical
Neo-classical lấy ý nghĩa từ tiếng Hy Lạp: nèos (new: mới) và klasikόs (of the highest rank: thuộc về bậc tối cao). Neoclassicism là một xu hướng trang trí, nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc và nội thất tại Châu Âu bắt đầu từ giữa thế kỷ 18.

Di tích thành phố cổ Herculaneum và Pompeii
Khi miệng núi lửa Vesuvius phun trào vào tháng 8 năm 79 trước Công nguyên, nó đã phá hủy và chôn vùi hai thành phố Herculaneum và Pompeii của đế chế La Mã. Neoclassical là phong cách thiết kế được các chuyên gia nghiên cứu, sao chép và tái sử dụng, và phát triển sau nhiều lần đến khu vực khảo cổ thành phố Herculaneum (1738) và đặc biệt là thành phố Pompeii (1748).

Phong cách Tân cổ điển của nước Pháp
Những người dẫn dắt phong cách Tân cổ điển
Ông Marquis de Marigny (anh trai của quí bà Pompadour) đã cùng với kiến trúc sư Jacques Germain Soufflot, nhà điêu khắc Charles Nicolas Cochin, và Abbé Le Blanc. Năm 1748, họ đã rời Pháp đi đến phía Bắc nước Ý và La Mã, cũng ghé đến hai thành phố cổ Pompeii và Paesum vừa được phát hiện. Sau khi trở về Pháp, ông Cochin đã viết một bài trên tạp chí Le Mercur chỉ trích phong trào Rococo và mở lối cho phong cách Neoclassical. Kiến trúc sư Jacques Germain Soufflot, ngưởi dẫn dắt phong cách kiến trúc Tân cổ điển, đã ghi dấu ấn của mình khi thiết kế Điện Pantheon tại Paris

Marie Antoinette - Vị nữ hoàng cuối cùng của nước Pháp
Là công chúa nước Áo, Marie Antoinette năm 14 tuổi được gả cho Louis-Auguste, được biết đến là vua Louis XVI. Họ sống tại lâu đài Versailles phía Tây của thủ đô Paris, nước Pháp. Tại đây, nữ hoàng Marie Antoinette đã yêu cầu một số nhà sản xuất gỗ mỹ nghệ Pháp cung cấp đồ gỗ cho các phòng riêng của mình theo phong cách Tân cổ điển. Những nghệ nhân ấy gồm có Jean Henri Riesener, Jean Guillaume Beneman, Jean Henri Martin Carlin và Adam Weisweiler.

Tiếc rằng, thời trị vị của vua Louis XVI chấm dứt vào năm 1972 bởi cuộc lật đổ chính quyền thành công của cách mạng Pháp. Thời điểm tiếp theo, người ta gọi Tân cổ điển là phong cách Directoire.

Phong cách Tân cổ điển của nước Anh
Đồ gỗ Phong cách Tân cổ điển tại Anh được xem là có đóng góp của Quí ngài William Chambers và ông James Stuart. Họ đã đến La Mã và Paris để xem xét và phát triển một phong cách riêng, ví dụ như bỏ kiểu chân uốn lượn (cabriole leg) thành kiểu chân thẳng, và kiểu chân thon tròn thành kiểu chân tạo rãnh.

Năm 1762, ông James Stuart đã xuất bản cuốn sách "The Antiquities of Athens" sau khi nghiên cứu tại khi vực khảo cổ ở Hy Lạp và Ý. Sau đó, ông ta tiến hành sản xuất đồ gỗ với những kiểu cách và chạm trổ dựa theo những vật dụng thời cổ đại.

Ông Robert Adam đã có tác động lên phong cách thiết kế Tân cổ điển. Ông ấy cũng nghiên cứu nhiều chi tiết trang trí cổ điển của Ý và ứng dụng chúng nhiều trong thiết kế nội thất các căn phòng theo phong cách La Mã. Ông ấy không chỉ sản xuất đồ gỗ, mà còn thiết kế và trang trí trọn gói căn phòng theo phong cách Tân cổ điển.

Ông George Hepplewhite, một người chịu ảnh hưởng phần lớn phong cách của Robert Adam, đã viết cuốn sách "Cabinet - maker and Upholsterer's Guide", đáp ứng nhu cầu dành cho các nghệ nhân mỹ nghệ. Điểm đặc biệt trong đồ gỗ của ông Hepplewhite chính là dùng kỹ thuật trang trí bằng khảm (inlaid), kỹ thuật sơn hơn là áp dụng kỹ thuật chạm trổ điêu khắc..

Một người nữa có sức ảnh hưởng to lớn đến phong cách Tân cổ điển nước Anh chính là ông Thomas Sheraton. Đồ gỗ của ông làm ra rất hữu dụng và sang trọng, mang tính triết lý và đã giúp Tân cổ điển trở thành phong cách số 1 trong ngành thiết kế nội thất.

Phong cách Tân cổ điển Tan-co-dien-04

Đặc trưng Phong cách Tân cổ điển:
Dựa theo cách thiết kế của La Mã và Hy Lạp cổ đại qua việc nghiên cứu các di tích khảo cổ tại hai thành phố cổ Herculaneum và Pompeii, phong cách Tân cổ điển có nhiểu điểm chung.

– Đường nét thẳng và góc vuông

– Bố cục thiết kế hợp lý, logic.

– Không có các kiểu dáng đường cong như chân kiểu cabriole.

– Kiểu chân tạo các rãnh.

– Sử dụng biểu tượng lá cây nguyệt quế (Laurel Leaf)

– Mô phỏng kiến trúc và nội thất kiểu La Mã và Hy Lạp cổ đại.

Admin
Admin

Posts : 65
Join date : 30/09/2019
Age : 47
Location : hochiminh, vietnam

https://cgarchitects.vn/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết